Một phần  Thủ tục giải quyết yêu cầu bồi thường tại cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại.

Ký hiệu thủ tục: 2.002190.H42
Lượt xem: 880
Thông tin Nội dung
Cơ quan thực hiện

Cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại trong hoạt động quản lý hành chính quy định tại Điều 33 của Luật TNBTCNN năm 2017 ở cấp huyện

Địa chỉ cơ quan giải quyết
Lĩnh vực Bồi thường nhà nước
Cách thức thực hiện

Trực tiếp tại cơ quan hành chính

Dịch vụ bưu chính

 

 

Số lượng hồ sơ Không quy định
Thời hạn giải quyết


 



35 ngày đối với vụ việc nộp hồ sơ trực tiếp



55 ngày đối với vụ việc nộp hồ sơ trực tiếp phức tạp



60 ngày đối với vụ việc nộp hồ sơ trực tiếp cần gia hạn



80 ngày đối với vụ việc nộp hồ sơ trực tiếp phức tạp, cần gia hạn



47 ngày đối với vụ việc nộp hồ sơ qua đường bưu điện



67 ngày đối với vụ việc nhận qua đường bưu điện phức tạp



72 ngày đối với vụ việc nhận qua đường bưu điện cần gia hạn



92 ngày đối với vụ việc nhận qua đường bưu điện phức tạp cần gia hạn



(Khoảng thời gian có sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan theo quy định của Bộ luật Dân sự không tính vào thời hạn giải quyết hồ sơ)


Ðối tượng thực hiện Cá nhân
Kết quả thực hiện



Quyết định giải quyết bồi thường.



Lệ phí


Không


Phí


Không


Căn cứ pháp lý





























Số ký hiệu

Trích yếu

Ngày ban hành

Cơ quan ban hành

Thông tư 04/2018/TT-BTP

Quyết định giải quyết bồi thường

17-05-2017

Bộ Tư pháp

Nghị định 68/2018/NĐ-CP

Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước

15-05-2018

Chính phủ

Luật số 10/2017/QH14

Trách nhiệm bồi thường của nhà nước

20-06-2017

Quốc Hội


 


Bước 1: Người yêu cầu bồi thường có thể nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến cơ quan giải quyết bồi thường hoặc trên trang điện tử của Trung tâm một cửa liên thông Ủy ban nhân dân huyện Gia Viễn.

Bước 2: Cơ quan, đơn vị chịu trách nhiệm giải quyết yêu cầu bồi thường kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ:

- Nếu hồ sơ chưa đầy đủ thì hướng dẫn người đi nộp hồ sơ bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định.

- Nếu hồ sơ hợp lệ thì nhận hồ sơ và ghi phiếu hẹn ngày, giờ trả kết quả.

Bước 3: Cơ quan, đơn vị chịu trách nhiệm giải quyết yêu cầu bồi thường thụ lý hồ sơ và cử người giải quyết yêu cầu bồi thường cho người yêu cầu bồi thường.

- Tiếp nhận và xử lý hồ sơ; - Thụ lý hồ sơ; - Cử người giải quyết bồi thường; - Tạm ứng kinh phí bồi thường thiệt hại; - Xác minh thiệt hại; - Thương lượng việc bồi thường; - Ra quyết định giải quyết bồi thường (sau khi ra quyết định giải quyết bồi thường, cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại phải lập hồ sơ đề nghị cấp kinh phí bồi thường đến cơ quan tài chính có thẩm quyền để đề nghị cấp kinh phí bồi thường và chi trả tiền bồi thường cho người yêu cầu bồi thường).- Ra quyết định giải quyết bồi thường (sau khi ra quyết định giải quyết bồi thường, cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại phải lập hồ sơ đề nghị cấp kinh phí bồi thường đến cơ quan tài chính có thẩm quyền để đề nghị cấp kinh phí bồi thường và chi trả tiền bồi thường cho người yêu cầu bồi thường).

 

a. Trường hợp người bị thiệt hại trực tiếp yêu cầu bồi thường thì hồ sơ yêu cầu bồi thường (sau đây gọi là hồ sơ) bao gồm:
Tên giấy tờ Mẫu đơn, tờ khai Số lượng
Văn bản yêu cầu bồi thường; Văn bản yêu cầu bồi thường.doc Bản chính: 1 Bản sao: 0
Văn bản làm căn cứ yêu cầu bồi thường, trừ trường hợp người bị thiệt hại không được gửi hoặc không thể có văn bản làm căn cứ yêu cầu bồi thường;   Bản chính: 1 Bản sao: 0
Giấy tờ chứng minh nhân thân của người bị thiệt hại;   Bản chính: 1 Bản sao: 0
Tài liệu, chứng cứ có liên quan đến việc yêu cầu bồi thường (nếu có).   Bản chính: 1 Bản sao: 0

 

b. Trường hợp người yêu cầu bồi thường là người thừa kế (nếu có nhiều người thừa kế thì những người thừa kế đó phải cử ra một người đại diện) hoặc là người đại diện của người bị thiệt hại thì ngoài các tài liệu quy định tại các điểm a, b và d khoản 1 Điều 41 Luật TNBTCNN năm 2017, hồ sơ còn phải có các tài liệu sau đây:
Tên giấy tờ Mẫu đơn, tờ khai Số lượng
Giấy tờ chứng minh nhân thân của người thừa kế, người đại diện của người bị thiệt hại;   Bản chính: 1 Bản sao: 0
Văn bản ủy quyền hợp pháp trong trường hợp đại diện theo ủy quyền;   Bản chính: 1 Bản sao: 0
Trường hợp người bị thiệt hại chết mà có di chúc thì người yêu cầu bồi thường phải cung cấp di chúc, trường hợp không có di chúc thì phải có văn bản hợp pháp về quyền thừa kế. Trường hợp người yêu cầu bồi thường trực tiếp nộp hồ sơ thì các giấy tờ, tài liệu và chứng cứ quy định tại các điểm b, c, d khoản 1 và khoản 2 Điều 41 Luật TNBTCNN năm 2017 là bản sao nhưng phải có bản chính để đối chiếu; trường hợp người yêu cầu bồi thường gửi hồ sơ qua dịch vụ bưu chính thì các giấy tờ, tài liệu và chứng cứ quy định tại các điểm b, c, d khoản 1 và khoản 2 Điều 41 Luật TNBTCNN năm 2017 là bản sao có chứng thực theo quy định của pháp luật về chứng thực.   Bản chính: 0 Bản sao: 0

 

File mẫu:

Thủ tục hành chính được thực hiện khi có một trong các căn cứ sau đây: - Có một trong các căn cứ xác định hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ gây thiệt hại và yêu cầu bồi thường tương ứng quy định tại khoản 2 Điều 7 Luật TNBTCNN năm 2017; - Có thiệt hại thực tế của người bị thiệt hại thuộc phạm vi trách nhiệm bồi thường của Nhà nước theo quy định của Luật TNBTCNN năm 2017; - Có mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại thực tế và hành vi gây thiệt hại.