Toàn trình  Cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất thực phẩm và cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống thuộc thẩm quyền quản lý của Sở Y tế

Ký hiệu thủ tục: 1.002425.H42
Lượt xem: 1738
Thông tin Nội dung
Cơ quan thực hiện

 Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Ninh Bình

Địa chỉ cơ quan giải quyết
Lĩnh vực An toàn thực phẩm và Dinh dưỡng
Cách thức thực hiện

Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ trực tiếp tại bộ phận TN&TKQ Sở Y tế tại TTPVHCC/qua dịch vụ bưu chính công ích/trực tuyến qua dichvucong.ninhbinh.gov.vn.

Số lượng hồ sơ 01 bộ
Thời hạn giải quyết


20-85 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ và thẩm định đạt điều kiện để cấp Giấy


Ðối tượng thực hiện Tổ chức hoặc cá nhân
Kết quả thực hiện


Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm



 


Lệ phí


 thủ tục này không quy định về lệ phí


Phí







- Phí thẩm định cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống:



+ Phục vụ dưới 200 suất ăn: 630.000đ/lần/cơ sở. 



+ Phục vụ từ 200 suất ăn trở lên: 900.000đ/lần/cơ sở. 



- Phí thẩm định cơ sở sản xuất thực phẩm: 



+ Đối với cơ sở sản xuất nhỏ lẻ: 450.000đ/lần/cơ sở 



+ Đối với cơ sở sản xuất khác: 2.250.000đ/lần/cơ sở



 




 


Căn cứ pháp lý


- Luật An toàn thực phẩm số 55/2010/QH12 ngày 17/6/2010.



- Nghị định 15/2018/NĐ-CP ngày 02/02/2018 quy định chi tiết thi hành một số điều của luật An toàn vệ sinh thực phẩm.



- Nghị định 155/2018/NĐ-CP ngày 12/11/2018 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế.



- Thông tư 67/2021/TT-BTC ngày 05/8/2021 của Bộ Tài Chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí trong công tác ATTP. -



- Thông tư 44/2023/TT-BTC ngày 29/6/2023 quy định mức thu một số khoản phí, lệ phí nhằm hỗ trợ người dân và doanh nghiệp.



 


Bước 1: Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ trực tiếp tại bộ phận TN&TKQ Sở Y tế tại TTPVHCC/qua dịch vụ bưu chính công ích/trực tuyến qua dichvucong.ninhbinh.gov.vn.

+ Nếu các thông tin khai báo và file đính kèm trên hệ thống chưa đầy đủ, chính xác theo quy định; công chức bộ phận TN&TKQ thông báo và gửi hướng dẫn tổ chức, cá nhân bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.

+ Nếu các thông tin khai báo và file đính kèm trên hệ thống đầy đủ, chính xác theo quy định; công chức bộ phận TN&TKQ tiếp nhận hồ sơ, thông báo thu phí, lập phiếu kiểm soát cập nhật sổ theo dõi và tích chuyển hồ sơ trên hệ thống tới lãnh đạo Phòng Nghiệp vụ an toàn thực phẩm Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm.

Bước 2: Lãnh đạo Chi cục ATVSTP phân công nhân viên thụ lý hồ sơ

Bước 3: Nhân viên thụ lý hồ sơ, tiến hành thẩm xét hồ sơ:

- Nếu hồ sơ chưa đáp ứng yêu cầu, cần giải trình và bổ sung, công chức, viên chức tích chuyển kết quả trên phần mềm tới bộ phận TN&TKQ Sở Y tế tại TTPVHCC trong đó ghi rõ yêu cầu bổ sung hoặc lý do từ chối (nếu tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ trực tiếp thì đồng thời thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân) (các nội dung khác tại bước 3 giữ nguyên)

+ Cơ sở bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định

- Nếu hồ sơ đạt yêu cầu, ghi giấy thẩm xét, trình Lãnh đạo Chi cục ATVSTP dự thảo Quyết định thành lập Đoàn thẩm định trình Lãnh đạo Chi cục ký duyệt.

Bước 4: Thẩm định tại cơ sở

Đối chiếu thông tin và thẩm định tính pháp lý của hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận với hồ sơ gốc lưu tại cơ sở theo quy định; thẩm định điều kiện ATTP tại cơ sở theo quy định và ghi vào Biên bản thẩm định.

- Trường hợp cơ sở đủ điều kiện ATTP theo quy định, Biên bản đánh giá đạt

- Trường hợp kết quả thẩm định tại cơ sở chưa đạt yêu cầu và có thể khắc phục, đoàn thẩm định phải ghi rõ nội dung, yêu cầu và thời gian khắc phục vào Biên bản thẩm định.

Khi có báo cáo kết quả khắc phục của cơ sở (bằng văn bản), đoàn thẩm định đánh giá kết quả khắc phục và ghi kết luận vào biên bản. Nếu kết quả khắc phục đạt yêu cầu, Đoàn thẩm định đề nghị Chi cục cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện theo quy định.

- Trường hợp cơ sở không đạt yêu cầu về điều kiện ATTP, Chi cục sẽ thông báo bằng văn bản cho cơ quan quản lý địa phương để giám sát và yêu cầu cơ sở không được hoạt động cho đến khi được cấp Giấy chứng nhận. Cơ sở phải nộp lại hồ sơ để được xem xét cấp Giấy chứng nhận theo quy định.

Bước 5: Tổng hợp kết quả thẩm định, nếu đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận, nhân viên thụ lý lập Giấy chứng nhận(02 bản) trình lãnh phòng xem xét, ký Giấy thẩm xét, ký nháy Giấy chứng nhận trước khi trình Lãnh đạo Chi cục phê duyệt.

Bước 6: Lãnh đạo Chi cục xem xét hồ sơ, nếu hợp lệ ký duyệt giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP và sổ theo dõi cấp giấy chứng nhận

Bước 7: - Vào số, vào sổ theo dõi, trả kết quả cho Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả

- Vào số và đóng dấu Văn thư thực hiện vào số, đóng dấu, chuyển (01) Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm về Bộ phận TN&TKQ Sở Y tế tại TTPVHCC và (01) Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP về phòng Nghiệp vụ an toàn thực phẩm

Bước 8: Lưu hồ sơ theo dõi

- Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP (theo mẫu 01 Nghị định 155/2018/NĐ-CP ngày 12/11/2018) - Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp có ngành nghề phù hợp (có xác nhận của cơ sở) - Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền; - Danh sách người sản xuất thực phẩm, kinh doanh dịch vụ ăn uống đã được tập huấn kiến thức ATTP có xác nhận của chủ cơ sở - Giấy xác nhận đủ sức khoẻ của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp

File mẫu:

  • Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm. Tải về In ấn
  • Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận (Mẫu số 1 Phụ lục I kèm theo Nghị định này); Tải về In ấn
  • Danh sách người sản xuất thực phẩm, kinh doanh dịch vụ ăn uống đã được tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm có xác nhận của chủ cơ sở. Tải về In ấn

Cơ sở được cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP khi có đủ các điều kiện sau đây:

- Có đủ điều kiện bảo đảm ATTP phù hợp với loại hình cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định tại Chương IV của Luật An toàn thực phẩm, Nghị định số 155/2018/NĐ-CP ngày 12/11/2018 của Chính Phủ và các văn bản quy phạm pháp luật khác.

- Có đăng ký ngành, nghề kinh doanh thực phẩm trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.