Toàn trình  Đăng ký bản công bố sản phẩm sản xuất trong nước đối với thực phẩm dinh dưỡng y học, thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt, sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ đến 36 tháng tuổi

Ký hiệu thủ tục: 1.003332.H42
Lượt xem: 1322
Thông tin Nội dung
Cơ quan thực hiện

Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Ninh Bình

Địa chỉ cơ quan giải quyết
Lĩnh vực An toàn thực phẩm và Dinh dưỡng
Cách thức thực hiện

Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ trực tiếp tại bộ phận TN&TKQ Sở Y tế tại TTPVHCC/qua dịch vụ bưu chính công ích/trực tuyến qua dichvucong.ninhbinh.gov.vn.

 

Số lượng hồ sơ 02 bộ hồ sơ đăng ký bản công bố sản phẩm (01 bộ lưu tại phòng Nghiệp vụ ATTP, 01 bộ lưu tại cơ sở)
Thời hạn giải quyết


7 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ


Ðối tượng thực hiện Tổ chức
Kết quả thực hiện


Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm



 


Lệ phí


 Không quy định


Phí


0


Căn cứ pháp lý


- Luật An toàn thực phẩm số 55/2010/QH12 ngày 17/6/2010.



- Nghị định 15/2018/NĐ-CP ngày 02/02/2018 quy định chi tiết thi hành một số điều của luật An toàn vệ sinh thực phẩm.



- Nghị định 155/2018/NĐ-CP ngày 12/11/2018 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế.



- Thông tư 67/2021/TT-BTC ngày 05/8/2021 của Bộ Tài Chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí trong công tác ATTP.



- Thông tư 44/2023/TT-BTC ngày 29/6/2023 quy định mức thu một số khoản phí, lệ phí nhằm hỗ trợ người dân và doanh nghiệp.



 


Bước 1: Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ trực tiếp tại bộ phận TN&TKQ Sở Y tế tại TTPVHCC/qua dịch vụ bưu chính công ích/trực tuyến qua dichvucong.ninhbinh.gov.vn.

+ Nếu các thông tin khai báo và file đính kèm trên hệ thống chưa đầy đủ, chính xác theo quy định; công chức bộ phận TN&TKQ thông báo và gửi hướng dẫn tổ chức, cá nhân bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.

+ Nếu các thông tin khai báo và file đính kèm trên hệ thống đầy đủ, chính xác theo quy định; công chức bộ phận TN&TKQ tiếp nhận hồ sơ, thông báo thu phí, lập phiếu kiểm soát cập nhật sổ theo dõi và tích chuyển hồ sơ trên hệ thống tới lãnh đạo Phòng Nghiệp vụ an toàn thực phẩm Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm.

Bước 2: Lãnh đạo Phòng nghiệp vụ - Chi cục ATVSTP phân công nhân viên thụ lý hồ sơ

Bước 3: Nhân viên thụ lý hồ sơ, tiến hành thẩm xét hồ sơ:

Công chức, viên chức được phân công thụ lý tiếp nhận hồ sơ trên hệ thống và thực hiện xem xét, thẩm định:

- Nếu hồ sơ chưa đáp ứng yêu cầu, cần giải trình và bổ sung, công chức, viên chức tích chuyển kết quả trên phần mềm trong đó ghi rõ yêu cầu bổ sung theo mẫu 02 hoặc lý do từ chối theo mẫu 03 (nếu TCCN nộp hồ sơ trực tiếp thì đồng thời thông báo bằng văn bản cho TCCN theo mẫu 02, 03)

-Nếu đảm bảo yêu cầu: Công chức, viên chức thụ lý hồ sơ dự thảo Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm tích chuyển trên hệ thống đồng thời in (02) bản cứng trình lãnh đạo phòng Nghiệp vụ xem xét.

Ghi chúTrường hợp hồ sơ bị chậm muộn thì phải kèm theo phiếu xin lỗi mẫu số 04

Bước 4: Xem xét kết quả thẩm đinh

Lãnh đạo Phòng Nghiệp vụ tiếp nhận kết quả thẩm định, xem xét và thực hiện ký nháy vào Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm, trình Chi cục trưởng phê duyệt, đồng thời tích chuyển trên hệ thống.

Bước 5: Chi cục trưởng tiếp nhận kết quả trên hệ thống, xem xét, yêu cầu điều chỉnh (nếu cần), phê duyệt Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm và tích chuyển trên hệ thống.

Bước 6: Vào số và đóng dấu:

Văn thư thực hiện vào số, đóng dấu, chuyển (01) Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm về Bộ phận TN&TKQ Sở Y tế tại TTPVHCC và (01) Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm về phòng Nghiệp vụ để thực hiện lưu trữ.

Bước 7: Lưu hồ sơ theo dõi

 

* Hồ sơ đăng ký bản công bố sản phẩm: - Bản công bố sản phẩm được quy định tại Mẫu số 02 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 15/2018/NĐ-CP; - Phiếu kết quả kiểm nghiệm an toàn thực phẩm của sản phẩm trong thời hạn 12 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ được cấp bởi phòng kiểm nghiệm được chỉ định hoặc phòng kiểm nghiệm được công nhận phù hợp ISO 17025 gồm các chỉ tiêu an toàn do Bộ Y tế ban hành theo nguyên tắc quản lý rủi ro phù hợp với quy định của quốc tế hoặc các chỉ tiêu an toàn theo các quy chuẩn, tiêu chuẩn tương ứng do tổ chức, cá nhân công bố trong trường hợp chưa có quy định của Bộ Y tế (bản chính hoặc bản sao chứng thực); - Bằng chứng khoa học chứng minh công dụng của sản phẩm hoặc của thành phần tạo nên công dụng đã công bố (bản chính hoặc bản sao có xác nhận của tổ chức, cá nhân). Khi sử dụng bằng chứng khoa học về công dụng thành phần của sản phẩm để làm công dụng cho sản phẩm thì liều sử dụng hàng ngày của sản phẩm tối thiểu phải lớn hơn hoặc bằng 15% lượng sử dụng thành phần đó đã nêu trong tài liệu; - Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm trong trường hợp cơ sở thuộc đối tượng phải cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định (bản sao có xác nhận của tổ chức, cá nhân);

File mẫu:

  • Bản công bố sản phẩm được quy định tại Mẫu số 02 ban hành kèm theo Nghị định 15/2018/NĐ-CP Tải về In ấn

- Công bố tên sản phẩm phải rõ ràng, thể hiện được đúng bản chất (phản ánh thành phần cấu tạo, chức năng, công nghệ chế biến). Tên sản phẩm không rõ bản chất thì phải ghi kèm tên nhóm sản phẩm và ghi chi tiết các nội dung ghi nhãn bắt buộc.

- Tự giám sát chất lượng, an toàn thực phẩm đối với sản phẩm của mình và phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính phù hợp của sản phẩm đã công bố.

- Khi phát hiện các sản phẩm vi phạm quy định pháp luật về chất lượng và an toàn thực phẩm của sản phẩm, ghi nhãn, quảng cáo, công bố không trung thực, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm:

+ Kịp thời thông báo với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền và cơ quan tiếp nhận đăng ký về sự không phù hợp của sản phẩm;

+ Tiến hành các biện pháp khắc phục sự không phù hợp;

+ Khi cần thiết hoặc khi có yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền thì phải tạm ngừng việc sản xuất, xuất xưởng và tiến hành thu hồi các sản phẩm không phù hợp đang lưu thông trên thị trường;

+ Thông báo cho các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền và cơ quan tiếp nhận đăng ký về kết quả khắc phục sự không phù hợp trước khi tiếp tục đưa các sản phẩm vào sản xuất, kinh doanh.

- Lưu giữ hồ sơ công bố sản phẩm làm cơ sở cho việc kiểm tra, thanh tra hoặc để chứng minh sự phù hợp của các sản phẩm của mình với những nội dung đã công bố, cam kết trong hồ sơ